Trình bày các cơ sở lựa chọn hệ thống chữa cháy tự động Drencher

Trình bày các cơ sở lựa chọn hệ thống chữa cháy tự động Drencher để bảo vệ cho nhà và công trình? Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động tư vấn thiết kế, giám sát, thi công lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động Drencher của cá nhân và doanh nghiệp.

Trình bày các cơ sở lựa chọn hệ thống chữa cháy tự động Drencher để bảo vệ cho nhà và công trình? Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động tư vấn thiết kế, giám sát, thi công lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động Drencher của cá nhân và doanh nghiệp.

  • Phân tích sự nguy hiểm cháy, nổ của quá trình công nghệ sản xuất mà nhà và công trình cần được bảo vệ

+ Đặc tính nguy hiểm cháy của chất cháy

+ Các vị trí có thể xuất hiện cháy và hướng lan truyền của ngọn lửa

+ Dấu hiệu đặc tính của đám cháy, để chọn đầu báo cháy và hệ thống chữa cháy tự động

+ Xác định nhóm cháy ( nhóm, hạng) sản xuất

  • Tiến hành nghiên cứu đánh giá và phân tích các đặc điểm bố trí, lắp đặt các máy móc, mặt bằng
  • Phân tích khí hậu của phòng bảo vệ : nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, áp suất để chọn hệ thống

+ Đám cháy biểu thị sự gia tăng nhiệt độ nhanh – đám cháy phát triển nhanh chỉ trong một vài phút đã gây thiệt hại về vật chất rất lớn. Cơ sở khi xảy ra cháy thời gian cháy tự do không quá 10 phút, chất cháy là chất dễ cháy.

+ Đối với công trình này nên sử dụng hệ thống chữa cháy tự động Drencher ngay ở giai đoạn đầu.

+ Khi chọn hệ thống chữa cháy tự động cần xác định quy mô sản xuất của cơ sở, thiệt hại do cháy gây ra và đầu tư để lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động.

  • Căn cứ mức độ quan trọng của cơ sở, nhóm nguy hiểm cháy của quá trình công nghệ sản xuất trong phòng bảo vệ và dạng vật liệu cháy, mà lựa chọn lưu lượng tính toán, cường độ phun, thời gian chữa cháy cho phù hợp. Đây là thông số quan trọng đảm bảo hiệu quả của hệ thống chữa cháy tự động
  • Căn cứ vào chất chữa cháy và phương pháp chữa cháy để xác định hệ thống chữa cháy
  • Căn cứ vào các yếu tố xác định của đám cháy và khí hậu quả của phòng ta chọn dạng loại đầu báo cháy và mức độ cần thiết của sự hoạt động nhanh của đầu báo cháy
  • Chọn khối nhận tín hiệu và thông tin báo cháy
  • Khối tín hiệu khởi động ( hệ thống chữa cháy tự động) và trung tâm báo cháy
  • Hệ thống kích thích ( hệ thống chữa cháy tự động)
  • Hệ thống vận chuyển chất chữa cháy vào phòng bảo vệ, chọn dạng vòi phun và bố trí tuyến đường ống,vị trí vòi phun và tính toán thủy lực mạng – lựa chọn và tính toán thiết bị vận chuyển chất chữa cháy. Trong trường hợp này cần xác định cường độ phun phù hợp với tiêu chuẩn
  • Thiết bị chứa chất chữa cháy
  • Thiết bị điều khiển của hệ thống : thiết bị khởi động – kiểm tra – các van, trung tâm điều khiển hoặc các thiết bị khởi động bằng tay
  • Các thiết bị đo – kiểm tra để kiểm tra tính cơ động ( ở trạng thái khởi động và trạng thái tín hiệu)

+ Tín hiệu + khởi động + chất chữa cháy

+ Các thông số làm việc ( lưu lượng, áp suất …)

  • Sau khi thực hiện xong các công việc trên có nghĩa là đã chọn xong hệ thống. Ta tiến hành tính toán thời gian đưa hệ thống vào làm việc, không được vượt quá thời gian cho phép
  • Thời gian phun chất chữa cháy dự trữ vào phòng bảo vệ ( thời gian này không vượt quá thời gian chữa cháy tính toán)
  • Các chỉ số cơ bản của độ tin cậy không được lơn hơn chỉ số cho phép

*Khó khăn : Lưu lượng nước chữa cháy lớn, tốn kém về kinh tế

- Trong quá trình thiết kế : yêu cầu phải có trình độ cao.

- Trong quá trình lắp đặt vận hành sử dụng : tốn kém về kinh phí đầu tư, để lắp đặt sử dụng cần đòi hỏi phải có nhân viên kỹ thuật cao, sử dụng các van chia khu vực tốn kém. Đòi hỏi độ chính xác cao, đi kèm hệ thống báo cháy tự động, nếu hệ thống kích hoạt bị lỗi dẫn đến hệ thống Drencher hoạt động làm hư hỏng hàng hóa, ảnh hưởng, thiệt hại lớn trong quá trình sản xuất.

(Nguồn tài liệu trên được cập nhập từ trường Đại Học PCCC)

Chia sẻ bài viết